Bắt đầu công việc kinh doanh luôn đòi hỏi nhiều vấn đề cần giải quyết. Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra trong những năm gần đây đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong việc điều hành và quản trị doanh nghiệp, thay đổi thói quen và hành vi của những nhà điều hành doanh nghiệp.
Từ việc sử dụng giấy tờ truyền thống, ra quyết định thủ công đầy cảm tính đến sử dụng công cụ để phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên số liệu. Từ tương tác thủ công giữa các phòng ban đến việc tự động hóa quy trình làm việc. Từ dữ liệu được lưu trữ rời rạc đến dữ liệu được tích hợp.
Thế nào là một nền tảng quản trị tích hợp và đồng bộ, tại sao nó lại quan trọng?
Trước hết, cần phải thừa nhận rằng, dữ liệu là một tải sản ngày càng trở nên quan trọng đối với một công ty. Thông tin khách hàng, thông tin kinh doanh cần được tổng hợp và giúp người quản trị đưa ra các quyết định nhanh chóng và kịp thời.
Bạn quản lý dữ liệu doanh nghiệp như thế nào? Bạn lưu trữ chúng ở đâu?
- Bằng file excel, bằng file words...
- Trên Google Drive, OneDrive, Dropbox, server riêng của bạn..
Bạn phân tích dữ liệu để làm báo cáo như thế nào? Việc này thường mất bao nhiêu thời gian?
Làm sao để bạn có thể thông báo đến bộ phận kho về đơn hàng?
Làm sao bạn biết chính xác theo thời gian thực số lượng sản phẩm tồn kho?
Nếu bạn đang đau đầu với những câu hỏi này, thì đã đến lúc bạn cần một nền tảng tích hợp đồng bộ.
Để dễ hiểu, hãy cùng bắt đầu với một ví dụ
Báo giá -> Giao hàng
Bạn là một công ty sản xuất thép, bạn nhận một đơn đặt hàng từ khách hàng của mình, bạn sẽ phải làm gì tiếp theo?
- Tạo báo giá
- Báo giá được xác nhận
- Mua nguyên vật liệu đầu vào
- Sản xuất
- KIểm tra chất lượng
- Vận chuyển
Những câu hỏi dưới đây cần được trả lời:
- Làm sao tôi biết được trong kho còn bao nhiêu hàng để thông báo đến khách hàng xem có thể giao hàng được không?
- Nếu không còn trong kho, thì thời điểm nào sẽ có để giao?
- Làm sao để tôi áp được giá bán phù hợp dựa trên giá thành để đảm bảo lợi nhuận của công ty?
- Làm sao để lưu trữ lịch sử trao đổi với khách hàng
- Làm sao tôi biết được tôi có đủ nguyên vật liệu thô cho quá trình sản xuất?
- Làm sao tôi biết được lịch sử giá và mức giá của các nhà cung cấp khác nhau?
- Làm sao tôi biết thời gian hàng về
- Làm sao tôi biết được nguyên vật liệu có sẵn sàng cho sản xuất hay không?
- Làm sao tôi biết được khi nào thì nguyên vật liệu sẵn sàng cho sản xuất?
- Khi nào tôi sẽ hoàn thành việc sản xuất để chuyển sang giao hàng?
Hãy cùng xem một hệ thống tích hợp sẽ xử lý các câu hỏi trên như thế nào?
Thông qua ví dụ này, chúng ta có thể hình dung ra được một hệ thống tích hợp sẽ xử lý thông tin từ đơn hàng, báo giá đến sản xuất và giao hàng như thế nào?
Dữ liệu được đồng bộ
Một trong những lợi ích của việc sử dụng hệ thống quản lý đồng bộ và tích hợp là dữ liệu được phân tích thành các báo cáo tự động mà bạn không cần mất quá nhiều thời gian để tổng hợp. Từ đó người quản lý có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của công ty.
Với hệ thống dữ liệu đồng bộ trên một nền tảng, bạn có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh, sản xuất, số lượng cơ hội, kế toán... và tất cả các thông tin bạn cần để đưa ra quyết định hoặc những thay đổi kịp thời trong doanh nghiệp của bạn.
Ở thời điểm này, thay đổi của thị trường diễn ra hàng ngày, bạn cũng cần thích ứng với những thay đổi đó để có thể bắt kịp xu thế.
Làm thế nào?
Giải pháp ERP
Chuyển đổi từ quản lý truyền thống sang một mô hình quản lý kinh doanh hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp nhiều yếu tố: chuyển đổi về con người, chuyển đổi về quy trình, mô hình kinh doanh, chuyển đổi về công nghệ, và tất nhiên là cả nguồn lực tài chính.
Khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp phần lớn vào cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, có ít nguồn lực hơn để triển khai các giải pháp ERP. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của những công nghệ mới, việc tiếp cận các nền tảng quản trị đồng bộ doanh nghiệp đã trở nên dễ dàng hơn.
Với sự giúp đỡ của nền tảng quản trị doanh nghiệp đồng bộ này, bạn hoàn toàn có thể thay đổi và bứt phá trong kinh doanh với tất cả nhu cầu và giải pháp được tích hợp trong một.
>>> Đọc thêm: Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ